Được biết đến là một loại hoa dược liệu với hương thơm nhẹ nhàng, đem đến cho con người cảm giác thư thái. Cây ngọc lan tây từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để trồng trong khuôn viên gia đình, vừa tạo bóng mát, vừa tạo cảnh quan với sắc vàng đặc sắc. Cụ thể, đây là loại cây trồng có những đặc điểm gì và cách chăm sóc ra sao? Hãy cùng Cây Giống Đồng Nai tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Nguồn gốc của cây ngọc lan
Ngọc lan là một trong những giống cây công trình được trồng nhiều tại các đền, các chùa và cung điện lăng tẩm tại cố đô Huế Việt Nam. Loại cây trồng này có nguồn gốc từ các nước châu Á như Malaysia, Philippin, Ấn Độ và một số đảo thuộc khu vực Thái Bình Dương. Cây Ngọc lan tây có tên khoa học là Canangium odoratum, hiện nay được trồng phổ biến khắp khu vực châu Á và đặc biệt là Việt Nam.
Ở nước ta, cây ngọc lan tây còn được gọi với nhiều tên khác nhau như ngọc lan hoa vàng, ngọc lan công chúa, Ylang Ylang, hoàng lan… Với hương thơm dịu nhẹ và quyến rũ, loài hoa này đã làm đắm say không biết bao nhiêu người yêu hoa và trở thành loại hoa có sức quyến rũ đặc biệt với con người.
Ngọc Lan Tây có mấy loại
Hiện nay, cây ngọc lan đã được người ta chia ra làm 3 loại chính là ngọc lan thân gỗ, ngọc lan lùn và ngọc lan thân leo. Việc phân loại này phụ thuộc chủ yếu vào hình dáng của thân cây còn hoa và lá vẫn tương tự nhau. Cụ thể:
- Ngọc lan tây thân gỗ: Được biết đến là loại cây công trình thường được trồng trong các khu đô thị, công viên, trường học…
- Cây ngọc lan lùn: Mặc dù cũng là loại cây thân gỗ nhưng ngọc lan lìn có chiều cao tương đối thấp. Cây được xác định chỉ cao khoảng 2 mét và thường thích hợp để trồng trong chậu, phục vụ trang chí nhà hàng, khách sạn…
- Cây ngọc lan leo: Đây là loại cây có thân dạng leo thân mềm với lá và hoa giống với cây ngọc lan.
Đặc điểm hình thái của cây ngọc lan
Cây ngọc lan tây là một loại cây cảnh quan với hoa vàng thơm ngát. Để hiểu rõ hơn về cây ngọc lan, bà con hãy tham khảo những chia sẻ về đặc điểm sinh thái của cây ngay dưới đây!
Đặc điểm cành, thân và lá
Cây ngọc lan tây là loại cây thân gỗ với chiều cao khoảng từ 5 đến 18m, cây thân lùn sẽ có chiều cao khoảng 2 mét còn giống cây leo sẽ có thân dạng dây leo đặc trưng. Thân cây tròn đều với phần vỏ cây màu xám nhạt với phần nhánh mọc ngang ra từ thân chính hoặc nhánh mọc dạng hơi rủ xuống để tạo nên tán lá có hình trụ đẹp mắt.
Phần cành của cây ngọc lan tương đối giòn nên dễ gãy, cành non mới mọc ra sẽ có lông tơ nhỏ, cành già sẽ rụng hết phần lông tơ này và nhẵn bóng. Vì cây ngọc lan tây bình thường có chiều cao tương đối lớn nên tạo được bóng mát cho khu vực, trở thành loại cây trồng cảnh quan tạo bóng mát.
Phần lá của cây hoa ngọc lan là dạng lá đơn, mọc lên với 2 hàng song song với nhau trên các cành nhỏ. Lá cây có dạng elip thuôn đều ở 2 đầu và có phần phiến lá tương đối mỏng. Mép lá hoa học lan hơi quăn nhẹ dạng gợn sóng. Kích thước thường thấy của lá hoa ngọc lan khoảng từ 10 đến 20cm là chiều dài và 4 đến 10cm là chiều rộng.
Đặc điểm hình thái của hoa hoàng lan tây
Vì là cây công trình tạo cảnh quan với vẻ đẹp đặc trưng đến từ hoa nên chắc chắn bà con không thể bỏ qua những đặc điểm hình thái của hoa ngọc lan. Loại hoa này thường mọc theo cụm với mỗi bông có 6 cánh hoa hình dài và thuôn mềm đặc trưng. Bên cạnh đó, cánh hoa còn có dạng hình lượn sóng đặc biệt, khi xòe ra tương tự như một chiếc váy công chúa đẹp mặt. Đó cũng là lý do mà nhiều người gọi đây là hoa công chúa. Cánh hoa ngọc lan có chiều dài trung bình khoảng từ 5 đến 8cm và chiều rộng là 5 đến 7mm.
Hoa ngọc lan tây khi còn non sẽ có màu xanh lục, khi nở rộ sẽ có màu vàng nhạt với hương thơm nhẹ nhàng, tinh khiết. Loại hoa này thường tỏa hương thơm thoang thoảng tự nhiên vào buổi đêm khiến người khác đắm say. Mùa hoa ngọc lan nở rộ thường là mùa thu đông tháng 11 – 12.
Đặc điểm quả và hạt của cây ngọc lan tây
Hoa ngọc lan tây sau khi tàn sẽ phát triển thành chùm quả với hình trứng ngược, chiều dài trung bình khoảng từ 1,5 đến 2,3cm với bề mặt nhẵn. Khi còn non trái ngọc lan có màu xanh lục, khi chín sẽ chuyển dần qua màu vàng và màu đen. Hạt của quả sẽ có dạng như hạt na với màu nâu nhạt đặc trưng.
Tại sao nên trồng cây ngọc lan
Không chỉ được biết đến là một giống hoa tạo cảnh quan, cây ngọc lan còn được nhiều người lựa chọn trồng bởi những ưu điểm nổi bật sau:
- Hương thơm của hoa ngọc lan nhẹ nhàng, khiến tâm hồn thư thái sau những giờ làm việc căng thẳng.
- Hoa học lan thu hút được những loài vật thụ phấn tự nhiên, đem đến cho khu vườn của bạn tràn đầy sức sống.
- Hoa còn có khả năng khử trùng, kích thích tình dùng và tốt cho hệ thần kinh.
- Cánh hoa ngọc lan tươi có thể nghiền nát và đắp vào vết thương hỗ trợ chữa lành hiệu quả.
- Hoa ngọc lan hiện nay cũng được chưng cất để tạo thành tinh dầu ngọc lan với giá trị kinh tế cao cùng nhiều công dụng tuyệt vời.
Những công dụng tuyệt vời từ cây hoa ngọc lan
Có thể nói, ngọc lan là một trong những loại cây rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam, loại hoa này đã từng xuất hiện trong thơ ca, hò vè và cả những bài hát da diết về Hà Nội. Bên cạnh đó, cây ngọc lan còn có rất nhiều tác dụng nổi bật trong y học và công nghệ điều chế nước hoa. Cụ thể, hãy cùng khám phá một số công dụng nổi bật của cây hoa ngọc lan tây dưới đây!
Cây ngọc lan có tác dụng tạo bóng mát và trang trí sân vườn
Với dáng cây cao lớn cùng tán lá rộng thường xanh, câu hoa ngọc lan thân gỗ chính là loại cây tạo bóng mát vô cùng lý tưởng. Bên cạnh đó, những cây hoa ngọc lan thân leo hoặc cây dáng lùn cũng được trồng trong nhà như một loại cây cảnh đẹp mắt, đem đến không gian xanh cho gia đình.
Cây ngọc lan vừa có dáng cây đẹp, vừa có sắc hoa thu hút và hương thơm tự nhiên nên luôn để lại những ấn tượng khó quên với mọi người. Với những đặc điểm này, hoa ngọc lan đã xuất hiện ở rất nhiều nơi, từ gia đình đến khuôn viên, công viên công cộng tạo cảnh quan đặc sắc.
Cây ngọc lan sử dụng chiết xuất tinh dầu
Trước khi được trồng phổ biến với công dụng tạo cảnh quan, cây ngọc lan tây đã được trồng nhiều với mục đích chiết xuất tinh dầu từ hoa bằng công nghệ trưng chất hơi nước.
Từ xa xưa, tinh dầu ngọc lan đã được đánh giá cao bởi thương thơm tự nhiên, có thể sử dụng để điều chế nước hoa cũng như sử dụng với nhiều công dụng khác nhau. Đặc biệt, tinh dầu nước hoa hoàn toàn không độc đố, không gây dị ứng cho người sử dụng. Đây còn là thành phần chính xuất hiện trong nước hoa Chanel số 5 huyền thoại, nhận được sự yêu thích của đông đảo người dùng. Bên cạnh đó, tinh dầu hoa ngọc lan còn được xác định có những ưu điểm nổi bật khác dưới đây!
- Hỗ trợ cải thiện tâm trạng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu hoa ngọc lan tây có tác động trực tiếp đến não bộ của con người, từ đó cải thiện cảm xúc tiêu cực, khiến chúng ta bình tĩnh hơn khi đối mặt với vấn đề,
- Hỗ trợ bảo vệ hệ tim mạch: Tinh dầu từ hoa ngọc lan tây cũng được xác định là có khả năng chống viêm, thúc đẩy hệ tuần hoàn máu và bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể.
- Hỗ trợ cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt: Sử dụng tinh dầu hoa ngọc lan có tác dụng giảm căng thẳng, đau bụng kinh của những người gặp hội chứng tiền kinh nguyệt.
- Chăm sóc tóc hiệu quả: Trong tinh dầu hoa ngọc lan có chứa acid béo và chất chống oxy hóa nên có tác dụng trị gàu, giảm rụng tóc và dưỡng tóc hiệu quả.
- Sử dụng chăm sóc da: Trong tinh dầu hoa ngọc lan có chứa terpenoid với tác dụng chăm sóc, giảm kích ứng da và ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.
- Hỗ trợ tăng ham muốn tình dục: Tại Ấn Độ, người ta còn sử dụng tinh dầu hoa ngọc lan tây để lên giường của những cặp vợ chồng mới kết hôn với mục đích tăng ham muốn tình dục. Đồng thời, loại tinh đầu này cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, giảm ham muốn…
Cây ngọc lan tây sử dụng trong dược liệu
Bên cạnh những tác dụng nổi bật nêu trên, hoa ngọc lan tây còn được sử dụng trong y học như một loại dược liệu tự nhiên hữu ích. Đây là một loại dược liệu có tính ấm, vị cay, đắng với tác dụng trị các chứng đầy hơi, buồn nôn, tăng huyết áp… Bộ phận sử dụng làm dược liệu thường là lá nụ hoa khi chưa nở, đem về phơi khô trong bóng râm và sử dụng dần khi có nhu cầu. Những tác dụng cụ thể của loại cây này thường bao gồm:
- Là dược liệu chữa đau bụng kinh: Bà con có thể sử dụng 12g nụ ngọc lan sắc uống thay cho trà vào sáng sớm theo liệu trình 30 ngày. Sử dụng thường xuyên sẽ cho thấy tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả.
- Dược liệu chữa ho gà: Để điều trị chứng ho gà, bà con cần kết hợp sử dụng 8 nụ ngọc lan phơi khô kết hợp với 10g lá tranh, 3g gừng sắc uống mối ngày trong vòng 1 tuần để thấy hiệu quả.
- Tác dụng chữa viêm phế quản: Sử dụng hoa ngọc lan kết hợp với hoa hồng bạch, mật ong vào hấp cách thủy uống mỗi ngày cũng là phương thuốc chữa viêm phế quản vô cùng hiệu quả.
Hoa ngọc lan được sử dụng trong sản xuất nước hoa
Bên cạnh những công dụng nổi bật nêu trên, hoa ngọc lan còn có tác dụng hỗ trợ sản xuất các loại nước hoa với hương thơm đặc trưng. Người ta có thể sử dụng tinh dầu hoa ngọc lan kết hợp với hương thơm của cây cỏ, hương gỗ tự nhiên để điều chế ra những hương nước hoa hấp dẫn, thu hút lòng người.
Điển hình có thể nhắc đến nước hoa số 05 thuộc thương hiệu Chanel nổi tiếng trên toàn thế giới. Thành phần trong nước hoa có chứa đến 10% tinh chất tinh dầu hoa ngọc lan Tây, tạo nên hương thơm đặc trưng cuốn hút.
Hướng dẫn cách nhân giống hoa ngọc lan
Hiện nay, đa phần mọi người thường nhân giống cây hoa ngọc lan tây bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Cụ thể, bà con hãy tìm hiểu một số phương pháp nhân giống cây hiệu quả dưới đây!
Sử dụng phương pháp gieo hạt để nhân giống
Hiện nay, để nhân giống cây ngọc lan tây thì bà con hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp gieo hạt truyền thống. Cụ thể, bạn hãy thực hiện ngâm hạt giống vào với nước ấm và để ở khu vực có độ ẩm cao giúp cây nhanh chóng nảy mầm. Sau khi ngâm khoảng 3- 5 ngày thì bà con đem hạt đã nảy mầm ra trồng ở khu vực có đất ẩm và không chịu tắc động trực tiếp của ánh nắng mặt trời.
Sau khi hạt nảy mầm thành cây, chúng ta cần lựa chọn những giống cây khỏe với phần rễ to để tách và trồng vào bầu đất để chăm sóc. Khi hoa còn non, bà con tuyệt đối không để hoa tiếp xúc trực tiếp với áng sáng mặt trời vì lúc này cây còn rất yếu, rất dễ bị chết vì ánh sáng quá mạnh.
Nhân giống bằng cách giâm cành
Với phương pháp giâm cành, bà con cần lựa chọn những cây mẹ khỏe mạnh với cành bánh tẻ chất lượng để thực hiện giâm. Đoạn cành sử dụng để dâm có thể dài từ 15 đến 20cm.
Khi giâm cành giống cây hoa ngọc lan tây, bà con cần bỏ bớt lá của cành và giâm gốc cành vào dung dịch có chất kích rễ để cây mọc nhanh chóng. Sau khi ngâm với dung dịch kích rễ, chúng ta sẽ đem cành giâm trồng vào bầu đất có dinh dưỡng đã chuẩn bị trước đó để giâm và chờ cành ra rễ.
Trong giai đoạn này, bà con nhớ chú ý tưới nước để cấp ẩm thường xuyên cho cây và che chắn cẩn thận cho đến khi cây bén rễ và sinh trưởng khỏe mạnh, phát triển lá thì mới đem đi trồng ở công trình để tạo cảnh quan.
Quy trình trồng cây hoa ngọc lan giống
Để trồng cây hoa ngọc lan làm tăng tỷ lệ phát triển, bà con hãy thực hiện một số quy trình trồng và chăm sóc dưới đây!
Chuẩn bị đất để trồng cây
Hoa ngọc lan là giống cây công trình không quá kén đất nên dù trồng ở loại đất nào thì cây cũng có khả năng phát triển ổn định, thậm chí là khu vực đất cằn, đất sét nhưng không nên trồng ở đất phèn và khu vực có đất bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, nếu muốn cây phát triển tốt nhất thì bà con hãy chú ý chuẩn bị đất trồng có đầy đủ dinh dưỡng.
Cụ thể, bà con hãy bổ sung phân hữu ở ủ hoại, tro bếp. xơ dừa trộn đều vào khu vực đất trồng cây. Những thành phần này sẽ có tác dụng hỗ trợ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây và giúp đất thoát nước tốt, tơi xốp.
Cách trồng cây hoa ngọc lan
Bà con cần lưu ý, hoa ngọc lan không chịu được ngập úng và ưu thời tiết ấm áp, ánh sáng vừa đủ. Vì vậy, nếu bà con ở miền Bắc thì nên trồng cây vào mùa thu hoặc mùa xuân. Nếu ở miền Nam thì có thể trồng ở nhiều thời điểm hơn, tuy nhiên cần tránh trồng cây vào mùa mưa.
Về cách trồng cây ngọc lan, bà con hãy tham khảo những cách trồng cây được chia sẻ bởi đội ngũ Cây Giống Đồng Nai dưới đây:
- Loại bỏ phần lá cây bị héo và rễ thối ở cây giống trước khi đem đi trồng.
- Tháo bầy cây cẩn thận, tránh làm vỡ bầu ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây sau khi trồng.
- Đặt cây vào phần hố trồng đã đào hoặc chậu đất chuẩn bị sẵn, đảm bảo để cây đứng thẳng trước khi lấp hố.
- Không cần lấp đất quá chặt nhưng vẫn cần đảm bảo có sự chắc chắn để tránh việc cây bị lung lay hay bị đổ. Bên cạnh đó, bà con cũng có thể cắm cọ tre để cố định cây.
- Bà con nên cho thêm một lớp rêu đã lên trên phần đất trồng, vừa có tác dụng giữ ẩm, vừa có tác dụng chăm sóc cây ổn định.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngọc lan
Để trồng và chăm sóc cây ngọc lan phát triển khỏe mạnh, bà con nên chú ý tham khảo một số phương pháp chăm sóc cây được chia sẻ bởi đội ngũ Cây Giống Đồng Nai dưới đây!
Cấp nước cho cây
Ngọc lan là một loại cây ưa ẩm và có khả năng chịu hạn tốt, không chịu được ngập úng. Vì vậy, bà con cần chú ý trong lần trồng cây đầu tiên nếu tưới nước đẫm cây thì sau đó bà con chỉ nên tưới nước từ 2 đến 3 lần 1 tuần. Nếu vào mùa khô với thời tiết nóng bức thì có thể tăng cường tưới nước nhưng không nên tưới quá nhiều để tránh tình trạng ngập úng.
Khi cây lớn trưởng thành thì có thể tưới 1 lần/ tuần và cắt nước tưới khi bước vào mùa mưa. Khi tưới nước cho cây, bà con cần chú ý tránh để nước đọng lại ở phần ngọn cây, lá cây vì điều này có thể khiến lá bị úng nước dẫn đến tình trạng thối lá.
Đáp ứng ánh sáng vừa phải
Hoa ngọc lan là giống cây trồng thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, tương đối ưa sáng nên cây hoàn toàn phát triển tốt ở khu vực có nhiều ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, bà con cũng không cần để cây tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mà chỉ cần trồng ở nơi có điều kiện sánh sáng thoáng mát. Với những cây ngọc lan non thì nên che chắn, tránh việc cây tiếp xúc quá trực tiếp với ánh sáng mặt trời gay gắt.
Dinh dưỡng cho cây
Bên cạnh việc cấp ẩm đầy đủ, bà con cũng cần chú ý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng bằng phân bón NPK. Một năm, bà con có thể bón phân khoảng 3 lần với khoảng 3 – 4 tháng 1 lần.
Khi bón phân, hãy chú ý rải đều phân xung quanh gốc để rễ cây có thể hấp thụ được tốt nhất các chất dinh dưỡng đem nuôi cây và kích thích hoa nở.
Cách tạo hình cho cây ngọc lan giống
Vì là một loại cây công trình nên trong quá trình trồng và chăm sóc thì bà con cũng cân chú ý thường xuyên cắt tỉa cành để tạo dáng đẹp và tô điểm cảnh quan xung quanh loại cây trồng này. Hoàng lan là loại cây có cành tương đối giòn nên rất dễ bị gãy nếu có mưa to gió lớn. Vì vậy, bà con nên tỉa bớt cành để tạo dáng cho cây và tránh việc cây bị gãy cành gây nguy hiểm.
Chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh
Cây ngọc lan nếu không được chăm sóc cẩn thận cũng dễ gặp phải tình trạng sâu bệnh, đặc biệt là sâu đục thân. Biểu hiện bệnh đặc trưng thường là tình trạng lá vàng vọt, héo rụng. Do đó, bà con cần cắt bỏ phần lá bị vàng ngay khi phát hiện và tìm nguyên nhân để xử lý triệt để bằng cách phun thuốc trừ sâu.
Kích thích cây ra hoa
Khi hiểu được cơ chế ra hoa của cây ngọc lan, bà con sẽ có thể dễ dàng kích thích để hoa nở sớm hơn hoặc nở muộn hơn theo ý muốn chủ quan. Cụ thể, hoa ngọc lan tây nở hoa thường phụ thuộc vào sự thay đổi của mức nhiệt độ. Nếu nhiệt độ thay đổi từ nóng sang lạnh, lạnh sang nóng thì sẽ có thể kích thích cây ra nụ và nở hoa. Do đó, nếu muốn cây nhanh ra hoa thì bà con hãy sử dụng đèn thay đổi nhiệt độ môi trường tác động lên cây để đánh lừa cảm giác thực tế, từ đó có thể khiến cây nhanh ra hoa hơn bình thường.
Cập nhật giá và địa chỉ kinh doanh giống cây hoa ngọc lan
Nếu bà con đang có nhu cầu mua cây hoa ngọc lan giống thì hoàn toàn có thể tham khảo các cây giống tại trung tâm Cây Giống Đồng Nai. Với kinh nghiệm nhân giống cây trồng gần 25 năm kinh nghiệm thì Cây Giống Đồng Nai hoàn toàn có đủ sự tự tin để đem đến cho bà con những cây giống chất lượng và đa dạng nhất.
Tùy vào nhu cầu của người dùng và loại giống cây, hoa ngọc lan giống thường có mức giá giao động khoảng 100.000 VND đến 300.000 VND cho một gốc. Đây là mức giá tương đối rẻ đối với một loại cây công trình có nhiều công dụng như hoa ngọc lan. Do đó, nếu bà con có nhu cầu chọn mua cây ngọc lan giống thì hoàn toàn có thể liên hệ với Cây Giống Đồng Nai ngay để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng trong thời gian sớm nhất.
Đồng thời, đội ngũ Cây Giống Đồng Nai cũng luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây con để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của cây trồng, cam kết khả năng cây sống đến 90%.
Hy vọng với những chia sẻ nêu trên, bà con đã hiểu rõ hơn về những đặc điểm và công dụng của cây ngọc lan. Đồng thời biết cách trồng và chăm sóc cây chất lượng, đem đến hiệu quả cao từ đại diện Cây Giống Đồng Nai.
ĐỊA CHỈ VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG ĐỒNG NAI
Địa chỉ: 02-Ấp 2, đường Nguyễn Hoàng, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0907.780.602 (Ms. Thân)
Website: caylaygo.com
Email: caylaygo@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.