Cây Kè Bạc (cọ bạc)

20,000

Chiều cao cây giống: 25-60cm

Tên khoa học: Bismarckia nobilis (họ Cau – Arecaceae)

Tên gọi khác: cây Cọ Bạc

Xuất xứ: Madagasca

Giá trị sử dụng: cây tạo cảnh quan trong nhà ở, khu đô thị, công trình.

Gọi tư vấn ngay

Lưu ý:

  1.  Đây là bảng giá sỉ “tại Trung tâm Cây Giống Đồng Nai (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) và có thể thay đổi theo thời điểm khác nhau. Để có được thông tin mới nhất, bà con và quý khách vui lòng gọi: 0907.780.602
  2. Giá cây giống trên áp dụng cho đơn từ 10tr trở lên (khoảng 3.000 cây giống thông thường trở lên). Đơn thấp hơn thì giá có thể thay đổi tùy theo số lượng và quy cách cây
  3. Hiện trung tâm Cây Giống Đồng Nai chỉ giao hàng với đơn từ 2tr trở lên. Khoảng 200 cây giống có chiều cao dưới 1m hoặc 100 cây chiều cao trên 1m (trừ đàn hương, hoàng nam, chà là,...)
  4. Cung cấp cây công trình bóng mát lớn, đầy đủ quy cách, giá rẻ hơn thị trường 20-50%. Hỗ trợ trồng và chăm sóc với chi phí thấp nhất (miễn phí bán kính 50km). Cam kết cây sống khỏe mạnh 100%
  5. Xuất hóa đơn, giấy chứng nhận nguồn gốc cây của cơ quan có thẩm quyền
  6. Hình thức giao hàng bằng xe tải, ba gác hoặc xe khách. Cây Giống Đồng Nai hiện tại "KHÔNG" giao hàng (ship) bằng bưu điện, do thời gian vận chuyển và quá trình vận chuyển bằng hình thức này sẽ làm cây bị kiệt, giảm sức sinh trưởng và không đảm bảo chất lượng

    Kính chúc bà con sức khỏe và có những dự án cây xanh thành công. Xin chân chân thành cảm ơn!

Cây kè bạc giống – Cây trồng tạo điểm nhấn đặc biệt cho cảnh quan

Cây kè bạc còn được biết đến với tên gọi khác là cây cọ bạc, đây là một loại cây trồng thường được sử dụng để trồng tạo cảnh quan cho sân vườn, không gian công viên, tuyến phố… Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo cảnh quan thì cây kè bạc còn có những tác dụng nào khác? Làm thế nào để chăm sóc cây kè bạc đúng cách và đem lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây!

Nguồn gốc và khu vực phát triển của cây kè bạc

Trước khi tìm hiểu kỹ về các thông tin liên quan đến công dụng của cây kè bạc, bà con hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin liên quan về nguồn gốc của cây kè bạc trước tiên.

Cụ thể, cây kè bạc được biết đến với tên khoa học là Bismarckia nobilis, giống cây này thuộc họ nhà cau và có nguồn gốc từ vùng Madagascar. Tại Việt Nam, cây kè bạc (cọ bạc) được trồng ở khắp nơi trên đất nước nhưng phổ biến nhất là được trồng tại khu vực các tỉnh phía Nam và khu vực miền Tây vì thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu rất phù hợp để loại cây trồng này phát triển, sinh sôi.

cay-co-bac-dac-tinh-sinh-thai
Cây kè bạc là loài cây ưa sáng, khỏe mạnh và phù hợp với nhiều loại đất

Sở dĩ, người ta còn gọi kè bạc là cọ bạc vì loại cây trồng này được nhận biết bởi kiểu dáng lá với nhiều cọ tạo hình cánh quạt độc đáo. Chỉ cần nhìn một lần thì bà con cũng có thể nhận ra kè bạc khi gặp ở những lần sau.

Thông tin về đặc điểm hình thái của cây

Về đặc điểm hình thái, cây kè bạc là giống cây trồng có dạng thân cột ngắn với chiều cao của thân tối đa chỉ khoảng 5 mét. Vì phần lá dạng cọ xòe nên cây phù hợp trồng ở những khu vực có không gian rộng, đủ để cây phát triển cho phần tán lá rộng.

Phần bẹ lá của cây được đánh giá là tương đối dài, thường một cây phát triển sẽ có phần bẹ lá dài khoảng 2 mét, xòe rộng ra hai bên với đường kính khoảng 1 mét.

Hoa của cây kè bạc là loài hoa đơn tính với hoa đực và hoa cái riêng. Hoa đực của cây có dáng màu đỏ với hình trụ dài còn hoa cái sẽ có màu xanh hình cầu.

Quả của cây sẽ có hình cầu, khi còn non có màu xanh lá và khi chín sẽ chuyển dần thành màu nâu đen, khô dần ở trên cây.

Đặc điểm sinh thái của cây kè bạc

Kẹ bạc là một loại cây có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm và là cây phát triển lâu năm. Vì là giống cây trồng ưa sáng nên bà con cần chú ý trồng cây ở những khu vực có nhiều ánh sáng để cây phát triển tốt nhất.

Bên cạnh đó, cây cũng có khả năng chịu hạn tương đối tốt nên bà con cũng không cần phải tưới quá nhiều nước cho cây.

Tuy nhiên, vào những tháng nóng đỉnh điểm thì bà con cũng cần cung cấp đầy đủ nước cho cây và bón phân đầy đủ để tránh tình trạng cây bị mất nước quá nhiều và ảnh hưởng đến sự phát triển.

Kẹ bạc cũng là loại cây có thể trồng trong các loại chậu cảnh nhỏ để làm cảnh trong gia đình. Tuy nhiên, với chậu nhỏ và trồng trong nhà thì cây sẽ phát triển với kích thước nhỏ hơn để phù hợp với môi trường sống và lượng đất cung cấp.

Ý nghĩa đằng sau hình ảnh cây kè bạc

Nếu bà con là người yêu thích và tìm hiểu về các loại cây phong thủy thì chắc chắn không thể bỏ qua việc tìm hiểu ý nghĩa phong thủy của cây kè bạc. Cụ thể, cọ bạc loại cây xanh với sức sống bền bỉ, có thể sống ở những khu vực có điều kiện khắc nghiệt, nắng nóng và thiếu nước. Do đó, loại cây này luôn là biểu tượng của sức sống dẻo dai, không chịu khuất phục trước khó khăn thử thách.

cay-co-bac-canh-quan
Cây kè bạc thuộc giống cây ưa nhiệt, thích ánh sáng

Do đó, người ta thường trồng cây kè bạc làm cảnh trong gia đình, ở khu vực sân vườn, lối vào nhà với mong muốn thu hút tài lộc, giữ của, giữ vận may cho gia đình và người thân.

Về phong thủy, cây kè bạc sẽ phù hợp nhất khi đi cùng với những người mang mệnh thổ và mệnh kim. Những người có mệnh này trồng cây cọ trong nhà hoặc sân vườn sẽ thu hút được tài lộc, may mắn và được quý nhân phù trợ.

Những tác dụng phổ biến của cây kè bạc

Cọ bạc là một loại cây công trình được trồng tương đối phổ biến trong sân nhà, các khu du lịch sinh thái, công viên… Tuy nhiên, loại cây trồng này sẽ mang ý nghĩa cụ thể là gì? Hãy cùng Cây Giống Đồng Nai tìm hiểu ngay!

Cây kè bạc được trồng làm cây cảnh, tạo bóng mát

Với tán lá đẹp dạng hình quạt cùng với ý nghĩa phong thủy đặc biệt, cây kè bạc giống thường được bà con trồng như một loại cây cảnh và tạo bóng mát cho các công trình xây dựng. Cụ thể, người ta thường trồng cây cọ trong khuôn viên để tạo bóng mát và làm cảnh nhìn rất thích mắt.

Cọ bạc thanh lọc không khí, đem đến không gian sống xanh

Với lá to và xòe rộng, cây kè bạc cũng được trồng nhiều với tác dụng chăn chặn khói bụi và thanh lọc không khí rất hiệu quả. Theo một số nghiên cứu khoa học, cây kè bạc còn có khả năng loại bỏ chất formaldehyde có trong không khí và một số độc tố gây ra bởi kim loại nặng có trong môi trường. Thế nên, kẹ bạc đã và đang được người ta trồng nhiều trong gia đình, các tuyến phố với tác dụng mang đến không gian sống xanh cho con người.

Nên trồng cây kè bạc trang trí ở những vị trí nào?

Nếu bà con đang có dự định trồng cây kè bạc giống để trang trí, tạo cảnh quan thì hoàn toàn có thể mua cây về và trồng ở khuôn viên sân vườn, lối đi lại hoặc thậm chí là trồng vào những cái chậu nhỏ để trồng cây tạo cảnh quan trong nhà.

Hình ảnh lá cây thuôn dài dáng cọ xòe rộng chắc chắn sẽ tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho căn nhà của bạn. Bên cạnh đó, kẹ bạc cũng được trồng nhiều ở các cơ quan, công trình khách sạn nhà hàng hoặc các tiểu cảnh nhỏ để tạo nên cảnh quan đẹp mắt, toát lên vẻ đẹp quý phái, dịu dàng.

cay-co-bac
Cây kè bạc là cây cảnh quan rất đẹp

Cách lựa chọn đất và trồng cây kè bạc giống

Vì là một loại cây công trình tạo cảnh quan nên kẹ bạc thường được nhiều bà con quan tâm đến cách trồng và chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh với dáng xây đẹp, đem đến không gian sống xanh cho môi trường sống.

Do đó, nếu bà con đang muốn tìm hiểu về cách chăm sóc cây kè bạc thì hãy tham khảo ngay những chia sẻ của Cây Giống Đồng Nai ngay dưới đây!

Lựa chọn đất trồng

Về đất để trồng cây kè bạc giống, bà con có thể trồng loại cây này ở nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau, kể cả những khu vực khô hạn vì kẹ bạc có khả năng chịu hạn tương đối tốt.

Tuy nhiên, bà con cần chú ý không trồng cây ở những vùng đất trũng vì khả năng chịu ngập của cây tương đối kém. Nếu bị ngập nước trong nhiều ngày thì cây có thể dễ bị chết hoặc héo úa trong thời gian ngắn vì phần rễ bị tổn thương.

Bên cạnh đó, cây kè bạc giống là một loại cây ưa sáng nên bà con cần chú ý trồng cây ở khu vực có nhiều ánh sáng tự nhiên nhất có thể.

Nếu lựa chọn trồng kẹ bạc làm cây cảnh trong nhà thì cũng nên trồng gần cửa sổ để cây hấp thụ ánh sáng mặt trời, phát huy được tốt nhất ỹ nghĩa phong thủy của cây.

Cách trồng cây

Vì cọ bạc là một cây sợ úng nước nên bà con khi bứng cây để tròng cần giữ được môi trường khô ráo cho cây. Khi trồng cây xuống hỗ thì cần chú ý lấp đất cẩn thận để tránh cây bị đổ hoặc nghiêng tạo dáng cây không đẹp.

Bên cạnh đó, đất trồng cây kè bạc phải đảm bảo được độ tơi xốp, không quá ẩm vì có khả năng khiến cây bị thối rễ.

Chú ý mật độ trồng cây kè bạc giống

Vì là một loại cây có tán lá xòe rộng nên bà con cần chú ý đến mật độ trồng cây để đảm khi trưởng thành cây không bị vướng vào những cây khác, làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan.

Cụ thể, khoảng cách tối thiểu khi trồng các cây kè bạc gần nhau là 5 mét, bà con không nên trồng nhiều cây xung quanh vì có thể làm cảnh quan bị rối mắt.

cay-ke-ba-giong
Cây kẹ bạc được trồng làm cây cảnh quan

Hướng dẫn cách chăm sóc cây kè bạc

Sau khi hoàn tất quá trình trồng cây kè bạc, bà con cũng cần chú ý đến cách chăm sóc cây kè bạc sau khi trồng để đem lại hiệu quả cây phát triển tốt nhất. Cụ thể:

Cách tưới nước cho cây

Sau khi đã trồng cây vào địa hình đất mới, bà con nên tưới một lượng nước vừa phải để đất đủ điều kiện ẩm. Tuyệt đối không tưới quá nhiều đến độ phần gốc bị úng nước vì điều này có thể làm chết cây.

Sau khi trồng vài ngày, bà con nên theo dõi và thấy đất khô thì tiếp tục cung cấp nước để tạo độ ẩm cho nước, giúp rễ cây nhanh chóng phát triển.

Thông thường, với những cây kè bạc mới trồng thì bà con nên tưới khoảng 3-4 lần/ tuần, không nên tưới quá nhiều lần.

Bên cạnh đó cần tránh tưới nước cho cây lúc trời nắng, nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối để cây hấp thụ được tốt nhất.

Hướng dẫn cách bón thêm phân cho cọ bạc

Đối với việc bón phân, bà con cần chú ý chỉ bón phân cho cọ bạc khi đã trồng cây được khoảng từ 2-3 tháng. Hãy chú ý bón phân điều độ theo tháng để duy trì chất dinh dưỡng cho cây, tuy nhiên không nên bón quá nhiều phân cùng một lúc.

Về loại phân bón, bà con có thể sử dụng tất cả các loại phân bón cho cây trồng phổ biến hiện nay như phân NPK, phân chuồng…

Chú ý phòng ngừa sâu bệnh

Dù là cây dễ trồng và dễ sống nhưng kẹ bạc cũng là loại cây dễ bị tấn công bởi các loại sâu bệnh ăn lá như cuốn lá, nhện, sâu bọ nẹt xanh… Do đó, bà con cũng cần chú ý thường xuyên đến các kẽ lá để phát hiện và phun thuốc phòng kịp thời.

Nên mua cây kè bạc giống ở đâu?

Nếu bà con đang có nhu cầu mua cây kè bạc giống để trồng tạo cảnh quan cho công trình hay khuôn viên sân vườn thì hoàn toàn có thể tìm đến Cây Giống Đồng Nai.

Là một cơ sở chuyên cung cấp các sản phẩm giống cây trồng lâu năm, Cây Giống Đồng Nai luôn tự tin bản thân có đủ kiến thức và kinh nghiệm để ươm và chăm sóc giống cây trồng sao cho cây phát triển ổn định nhất, đem lại tỷ lệ cây giống sống lên đến 90%.


Video hơn 70 loại cây lấy gỗ, cây giống công trình giá trị tại vườn ươm 

Bên cạnh cung cấp cây kè bạc giống, hiện nay Cây Giống Đồng Nai cũng đang cung cấp đến bà con nhiều loại giống cây trồng khác, trong đó bao gồm cả những loại cây cảnh quan và cây lâm nghiệp… đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đa dạng của bà con.

Hy vọng qua những chia sẻ nêu trên, bà con đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa, công dụng của cây kè bạc, đồng thời có thêm những thông tin hữu ích về cách chăm sóc loại cây trồng này để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

——————–*****———————

ĐỊA CHỈ VƯỜN ƯƠM Cây Giống Đồng Nai

Địa chỉ: 02-Ấp 2, đường Nguyễn Hoàng, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: 0907.780.602 (Ms. Thân)

Website: caylaygo.com

Email: caylaygo@gmail.com

0/5 (0 Reviews)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây Kè Bạc (cọ bạc)”

BÀI VIẾT LIÊN QUAN