Giống Cây Ô Môi rừng – Cây trồng tạo cảnh quan HOT nhất 2022
Là một loại cây trồng không những đem đến giá trị tạo cảnh quan mà còn được biết đến là vị thuốc quý trong đông y. Cây ô môi hiện nay đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của bà con. Cụ thể, cây ô môi là giống cây có tác dụng như thế nào? Hãy cùng Cây Giống Đồng Nai tìm hiểu ngay!
Nguồn gốc của cây ô môi
Về nguồn gốc, cây ô môi là một giống cây trồng có nguồn gốc từ khu vực phía Nam của châu Mỹ. Về tên khoa học, loại cây trồng này được biết đến với tên gọi Cassia grandis L.f.
Đây là một loại cây lấy gỗ quý thuộc họ Đậu được trồng nhiều tại vùng Nam bộ, Việt Nam. Hiện nay, loại cây này được trồng nhiều với mục đích tạo cảnh quan, lấy gỗ và sử dụng cho mục đích đông y.
Cây thường có độ dài trung bình từ 10- 20 mét, có phần lá dạng lá me xum xuê, nhiều tán lá nhỏ tạo nên bóng mát cho quang cảnh xung quanh. Khi đến mùa nở hoa, cây ô môi sẽ nở thành những chùm hoa có màu hồng nhạt đẹp mắt.
Quả của loại cây trồng này có dạng hình trụ dẹt với độ dài khoảng 60cm, dạng quả như quả của cây hoa phượng. Phía bên trong quả sẽ có phần cơm màu nâu nhạt, hạt có màu vàng nhạt dẹt và cứng.
Điều kiện môi trường sinh trưởng của cây ô môi
Theo nghiên cứu từ các tài liệu chuyên môn, cây ô môi là một loại giống cây trồng được sử dụng nhiều với mục đích làm cảnh, tạo bóng mát.
Tại Việt Nam thì loại cây này được trồng nhiều tại khu vực miền Nam và miền Bắc bởi điều kiện khí hậu phù hợp, đặc biệt được trồng nhiều hơn hẳn ở khu vực miền Nam. Về điều kiện sinh trưởng, bạn có thể tìm hiểu chi tiết dưới đây!
Môi trường phù hợp sinh trưởng
– Phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm
– Loài cây ưa sáng
– Thích hợp trồng tại các vùng đất phù sa, đất thịt
– Phát triển tốt nhất tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ và miền Tây
– Được thụ phấn tự nhiên mỗi năm nhờ gió và các loài côn trùng
– Quả dài, nặng nên rất dễ bị rụng nếu gặp điều kiện gió bão
– Tỷ lệ hạt nảy mầm có thể lên đến 80% nếu sống trong điều kiện phù hợp
– Cây con trồng sau 3-4 năm sẽ có quả mới
Thu hái quả ô môi đúng cách
Cây ô môi mỗi năm sẽ ra quả duy nhất một lần, tuy nhiên tại thời điểm đó thì bà con vẫn chưa thể thu hái loại cây này. Thời gian phù hợp nhất để thu hái cây ô môi là một năm sau khi ra quả. Cụ thể:
– Nên thu quả vào mùa thu của năm sau, đây là thời điểm quả chín đều, không bị hỏng.
– Mùa ra hoa là tháng hoa ở là tháng 2-3
– Phần vỏ cây và phần lá cây có thể lái và sử dụng quanh năm
– Thu quả nên loại bỏ phần hạt để ươm trồng, sử dụng phần cơm cho mục đích ngâm rượu, làm thuốc, ngâm rượu.
Mô tả chi tiết đặc điểm hình thái của cây
Nhằm giúp bà con dễ hình dung hơn về đặc điểm hình thái của cây, Cây Giống Đồng Nai xin phép mô tả chi tiết đặc điểm từng bộ phận của cây ô môi dưới đây!
– Thân cây thuộc dạng cây gỗ to, cứng, có chiều cao trung bình từ 12-15m. Vỏ cây có dạng nhẵn nhưng cành cây non sẽ có lông.
– Lá cây dạng kép tương tự như lá hoa phượng (lá dạng kép lông chim) với 12 đôi lá chét.
– Hoa của cây có màu hồng tươi dạng chùm thả xuống tự nhiên. Thông thường chùm hoa sẽ có độ dài từ 2- 40cm.
– Quả của cây có dạng hình trụ dẹt, khi xanh màu lục, khi chín màu nâu đen. Dáng quả hình cong dạng lưỡi liềm với đường kinh khoảng từ 3 – 4cm và chiều dài quả trung bình từ 5 – 60 cm.
– Phần quả sẽ có từ 50 – 60 hạt được cách nhau bởi lớp vách cứng. Trong quả có phần cơm mềm với màu nâu đen, thường được sử dụng để làm thuốc, ngâm rượu.
Ý nghĩa đằng sau sắc hoa của cây ô môi
Ngoài việc tạo cảnh quan và làm thuốc, cây ô môi còn được nhiều người Việt truyền tai nhau đi kèm với sự tích tình yêu son sắt của cặp đôi người Khơ – me.
Cụ thể, hoa của cây ô môi gắn liền với tình yêu của nàng tiểu thư nhà giàu với một chàng trai nghèo khỏe mạnh, chăm chỉ làm lụng. Tuy nhiên, họ lại bị ngăn cấm bởi khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
Cũng vì lý do này nên chàng trai đành từ bỏ tình yêu, bỏ đi xa xứ. Người con gái lại sắc son một lòng đi tìm người yêu cho đến khi kiệt sức mà nằm xuống hóa thành cây ô môi với cánh hoa màu hồng thể hiện sự sắc son.
Vì vậy, mỗi lần nhắc đến hoa ô môi, người ta sẽ nghĩ ngay một loại hoa là biểu tượng của sự chung thủy trong tình yêu cho dù gặp nhiều khó khăn, gian khổ.
Thành phần hóa dược trong phần cơm từ quả trong cây ô môi
Được biết đến nhiều với vai trò là vị thuốc đông y, phần cơm bên trong quả cây ô môi đã được nghiên cứu và chứng minh chứa các thành phần hóa dược dưới đây:
- Gluxit.
- Tanin.
- Canxi oxalate.
- Saponin.
- Antraglucozit.
- Tinh dầu.
- Chất nhầy.
- Chất nhựa.
Những thành phần có trong phần cơm của hạt ô môi khi được chế biến đúng cách sẽ đem đến rất nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe của con người.
Tác dụng của cây ô môi
Với phần tán lá rộng cùng quả chứa nhiều hóa dược, cây ô môi hiện nay đang được người dân trồng và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể bao gồm:
Tác dụng tạo cảnh quan
Ô môi là một loại cây thân gỗ cao với hoa màu hoa đỏ hồng, nở thành chùm đẹp mắt nên thường được trồng nhiều tại các công trình để tạo cảnh quan.
Bên cạnh đó, với đặc điểm tán là rộng nên cây ô môi cũng được trồng ven đường với tác dụng tạo bóng mát, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.
Sử dụng làm thức ăn
Mặc dù là một loại cây thân gỗ nhưng phần trong của quả ô môi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Do đó, người dân nông thô cũng thường sử dụng bộ phận này để làm chè giải khát thơm ngon.
Cụ thể, người ta sẽ lấy phần hạt ô môi đem ngâm với nước nóng để tách bỏ phần hạt, chỉ lấy phần nhân bên trong. Nhân này sẽ được nấu chung với nước đường, pha thêm một chút đá để dùng làm chè cho mùa hè oi bức.
Bên cạnh đó, trẻ em nông thôn Việt Nam cũng thường nạo trực tiếp phần cơm trong quả ô môi để ăn với ngọt chát đặc trưng.
Tác dụng trong tây y
Trong tây y, người ta thường sử dụng phần cơm ô môi để chế biến, kết hợp với các thành phần khác sản xuất ra các vị thuốc với tác dụng:
– Hỗ trợ cải thiện hệ thống tiêu hóa, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ổn định,…
– Hỗ trợ giảm đau liên quan đến các bệnh về xương khớp.
– Nhuận tràng: Sử dụng như thực phẩm hỗ trợ cải thiện táo bón, thông tiện…
– Thuốc bôi để sát trùng hoặc trị các vết thương do bị rắn hoặc rết cắn.
Tác dụng trong đông y
Trong đông y, người ta thường sử dụng cơm của quả ô môi để ngâm rượu hoặc chế biến kết hợp với các vị thuốc đông y khác.
– Về tinh vị, thầy thuốc đông y xác định vị thuốc này có vị ngọt, hơi đắng và mùi hắc nhẹ.
– Về công dụng, cơm trong quả ô môi được xác định có tác dụng hỗ trợ giảm đau, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, làm lành vết thương…
Cách sử dụng ô môi như một vị thuốc đông y
Để biết cách tự chế biến quả ô môi thành một vị thuốc đông y, hỗ trợ tăng cường sức khỏe, bà con hãy tham khảo một số chia sẻ dưới đây của Cây Giống Đồng Nai:
Sử dụng để ngâm rượu
Có thể nói, rượu ngâm chính là nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Tùy vào vị thuốc ngâm, rượu sẽ có những tác dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe khác nhau.
Với rượu từ cơm của của ô môi, người ta sẻ sử dụng để kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ tăng cảm giác thèm ăn cũng như giảm đau hiệu quả.
Về cách ngâm rượu, bạn đọc hãy tham khảo cách chọn và ngâm quả ô môi dưới đây!
– Chọn quả ô môi đã chín và tiến hành sơ chế bằng cách rửa sạch với nước, chờ ráo nước và tách lấy cơm, bỏ phần hạt và vỏ.
– Tiếp theo, bạn lấy phần cơm đã tách này ngâm với rượu trong thời gian ít nhất 20 ngày mới có thể sử dụng.
– Liều lượng ngâm rượu ô môi tiêu chuẩn thường là 1 quả ngâm với 500ml rượu trắng nguyên chất.
Về liều lượng sử dụng, bà con nên sử dụng cho những người có dấu hiệu về đường tiêu hóa, đau mỏi các khớp 2 lần/ ngày. Mỗi lần bà con uống trước bữa ăn khoảng 2- 4 ly rượu, tùy thuộc vào tửu lượng.
Thuốc trị thấp khớp
Để trị bệnh thấp khớp mang lại hiệu quả tốt nhất, bà con hãy thử sử dụng bài thuốc đông y có chứa thành phần vỏ của quả ô môi dưới đây:
Về nguyên liệu, bà con cần:
– 50g vỏ của quả ô môi
– 100g cốt toái bổ
– 30g hương hiệu nhục quế
– 1 lít rượu (tốt nhất là rượu đế đặc ở liều lượng 30-40 độ)
Về cách chế biến, bà con cần tiến hành sơ chế và làm sạch tất cả các nguyên liệu. Sau đó Lấy các nguyên liệu đã soạn sẵn ngâm với rượu đế và chờ trong thời gian khoảng 20 ngày là có thể sử dụng.
Về liều lượng, bà con bị thấp khớp nên uống mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn. Liều lượng uống khoảng 1-2 ly rượu. Bà con cũng cần lưu ý không nên lạm dụng uống quá nhiều để tránh cơ thể quen, làm mất tác dụng của thuốc.
Cây ô môi giống tại Cây giống Đồng NaiÔ môi có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ngoài ra
Ngoài việc cải thiện sức khỏe từ bên trong, bà con cũng có thể sử dụng lá ô môi sử dụng hư một loại thuốc điều trị các loại bệnh ngoài da.
Cụ thể, bà con cần lấy lá ô môi rửa sạch, sau đó để ráo và giã nhuyễn, bôi vào vùng da bị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, ngứa vì côn trùng cắn, hắc lào…
Tác dụng phụ khi uống rượu thuốc cây ô môi
Với rượu thuốc, khi sử dụng quá liều lượng hoặc tửu lượng không tốt, bạn có thể đối mặt với các tác dụng phụ như say, choáng váng đầu, buồn ngủ, đỏ mặt…
Nếu gặp các tình trạng nêu trên, bạn nên giảm liều lượng rượu sử dụng mỗi ngày xuống để tránh bị say. Khi cảm thấy quá mệt mỏi thì bạn cũng nên nghỉ ngơi, không nên cố sức tiếp tục làm việc.
Nếu sử dụng rượu thuốc khiến bạn mệt mỏi liên tục, khó chịu, buồn nôn thì nên tạm dừng sử dụng vì rất có thể bạn đang bị dị ứng với các thành phần có trong cơm quả ô môi.
Ai không nên uống rượu ngâm ô môi
Vơi rượu thuốc ô môi, bà con nên lưu ý không cho các đối tượng dưới đây sử dụng vì có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng:
– Trẻ con
– Phụ nữ có thai, người đang cho con bú
– Người có sức khỏe yếu, cao tuổi.
– Người bị cảm, sốt, ho
– Người gặp các bệnh dạ dày, gan hoặc thận
Yêu cầu cụ thể về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ô môi giống
Về cơ bản, giống cây ô môi giống là một loại cây dễ trồng, tỷ lệ sống cao. Thế nhưng, để cây ô môi phát triển tốt thì bà con nên tham khảo kinh nghiệm chọn giống và chăm sóc cây từ chuyên gia của Cây Giống Đồng Nai dưới đây!
Cách chọn cây ô môi giống
Về tiêu chuẩn chọn giống, bà con cần chú ý:
– Nếu tự nhân giống cây thì bà con cần bóc lấy hạt của những quả đã chín già, ngâm trong nước 2 ngày để đem gieo với đất ẩm, tơi xốp. Hãy tưới nước thường xuyên và chờ hạt nảy mầm cho đến khi cây con cao tầm 40-60cm thì bà con đem cây đi trồng.
– Với cây giống ô môi mua tại vườn ươm, bà con nên chọn những cây con thẳng, nhìn khỏe và không bị sâu bệnh.
Cách trồng cây ô môi giống
Vì cây ô môi là một loại cây trồng lâu năm nên bà con cần trồng cây tuân thủ khoảng cách tiêu chuẩn, không trồng cây quá gần nhau vì sẽ cản trở việc phát triển của tán lá.
Tốt nhất, bà con nên trồng cây cách cây từ 7 – 10 mét, trồng tại khu vực có nhiều ánh sáng để cây phát triển khỏe mạnh. Nếu trồng với mục đích tạo cảnh quan, bà con cũng có thể trồng xen kẽ cây ô môi với những cây trồng ngắn hạn.
Loại đất phù hợp để trồng cây ô môi giống là đất phù sa, đất thịt. Bà con cũng có thể trộn thêm tro vào đất khi trồng cây ô môi non để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây.
Hướng dẫn trồng cây giống ô môi đúng kỹ thuật
Như đã đề cập trước đó, cây ô môi là loại giống cây trồng có sức sống cao, do đó việc trồng cây cũng không cần áp dụng quá nhiều kỹ thuật chuyên nghiệp. Cụ thể, bà con nên tham khảo cách trồng cây ô môi như sau:
– Rạch bầu cây ô môi con nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến rễ của cây.
– Dựng thẳng giống cây con vào hố và tiến hành lấp đất. Bà con nên cố định cây con vào cột nhỏ để đảm bảo cây không bị đổ khi có mưa, gió.
– Sau đó, bà con sử dụng lượng nước vừa phải tưới xung quanh gốc cây để tạo độ ẩm giúp cây nhanh chóng phát triển.
Yếu tố cần thiết để cây ô môi giống phát triển
Khi trồng cây ô môi, bà con sẽ không tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc. Thế nhưng vẫn cần lưu ý một số yếu tố cần thiết để cây phát triển ổn định dưới đây:
– Trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng
– Tưới nước đầy đủ cho cây con từ 3 -4 lần/ tuần
– Cây trưởng thành không cần tưới thường xuyên nhưng nếu thời tiết khô hạn, bà con vẫn nên bổ xung nước để cây phát triển tốt nhất.
– Trồng cây ở đất phù sa, đất thịt, trộn thêm tro hoặc trấu để tăng độ tơi xốp cho đất trồng.
– Nên trồng cây ở môi trường khí hậu gió mùa, không quá lạnh.
– Bà con có thể bón phân NPK định kỳ để bổ sung dinh dưỡng cho cây, đặc biệt nên bón phân vào thời điểm cây bắt đầu ra hoa, kết trái để thu hoạch được nhiều thành phẩm.
Nên mua cây ô môi giống ở đâu chất lượng
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều địa chỉ cung cấp giống cây ô môi chuyên nghiệp trên thị trường. Trong đó, Cây Giống Đồng Nai là một trong những địa điểm uy tín, hoạt động trong lĩnh vực ươm và cung cấp giống cây trồng với 25 năm kinh nghiệm.
Với việc cẩn thận trong quá trình ươm giống cây trồng, Cây Giống Đồng Nai luôn tự tin có thể đảm bảo được chất lượng cây giống đến với bà con. Các cây giống luôn phát triển khỏe mạnh, không có sâu bệnh và tỷ lệ sống lên đến 90%.
Hiện nay, cơ sở đang ươm và phân phối đa dạng các loại giống cây trồng, trong đó cây ô môi giống là một trong những giống cây nhận được sự lựa chọn của đông đảo bà con.
Ngoài ra, chúng tôi còn sẵn sàng hỗ trợ bà con vận chuyển cây giống đến khắp nơi trên mọi miền tổ quốc. Đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc để bà con lựa chọn được giống cây phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Nếu bà con đang có nhu cầu mua cây ô môi giống nói riêng và các loại cây giống nói chung thì hãy liên hệ ngay với Cây Giống Đồng Nai theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng trong thời gian sớm nhất.
Cây giống ô môi khỏe mạnh tại cây giống Đồng Nai
——————–*****———————
ĐỊA CHỈ VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG ĐỒNG NAI
Địa chỉ: 02-Ấp 2, đường Nguyễn Hoàng, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0907.780.602 (Ms. Thân)
Website: caylaygo.com
Email: caylaygo@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.